Nghi lễ cất nóc quan trọng của nhà gỗ lim 5 gian ở Phù Đổng (Phần 5)

Đối với nhà gỗ cổ truyền cất nóc nhà được xem là nghi lễ đặc biệt quan trọng. Nó được làm sau cùng khi phần khung đã hoàn thành hết. Vậy chi tiết cụ thế nghi lễ này diễn ra như thế nào, hãy cùng theo dõi những thông tin sau đây.

1. Giới thiệu lễ cất nóc nhà gỗ lim 5 gian ở Phù Đổng

Đối với nhà gỗ cổ truyền lễ cất nóc hay còn có tên gọi khác là lễ thượng lương. Là một nghi lễ không thể thiếu để cầu mong việc xây dựng luôn thuận lợi, gia đình về sau làm ăn được thuận lợi, nhiều tài lộc. Lễ cất nóc đóng vai trò quan trọng ngang bằng nghi lễ phạt mộc.

Cất nóc của nhà gỗ truyền thống là ngày gác thanh giữa của nóc nhà, để báo cáo với tổ tiên về việc xây dựng đã gần được hoàn tất. Đây là nghi lễ mà các gia chủ cần hết sức chú ý.

2. Các thủ tục trong lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền

  • Về ngày giờ cất nóc được gia chủ xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận. Ngày cất nóc sẽ được lựa chọn vào những ngày giờ tốt, hợp mệnh, đúng theo phong thủy của gia đình. Để sau này người ở trong ngôi nhà được bình an và gặp nhiều điềm lành.
  • Đồ lễ được chuẩn bị trong nghi lễ cất nóc thông thường bao gồm: xôi gà, rượu nước, mâm ngũ quả, trầu cau, 9 bông hồng đỏ.
  • Người thực hiện quá trình cất nóc là bác chủ nhà và bác thợ cả làm ra ngôi nhà đó.

3. Quá trình thực hiện lễ cất nóc nhà của nhà gỗ lim 5 gian

Nghi lễ cất nóc được diễn ra khi phần khung nhà được lắp hoàn chỉnh. Cất nóc sẽ được diễn ra theo ngày mà gia chủ đã xem xét và định sẵn.

Khi này người ta sẽ tiến hành bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh sườn nhà. Phần này sẽ có 1 miếng vải đỏ có ghi ngày tháng cử hành lễ và dòng chữ Khương Thái Công Tại Thử (nghĩa là: Ông Khang Thái Công ở đây) sẽ được treo trực tiếp vào đòn chính, với mục đích trừ khử tà ma. Hoặc cũng có thể thay miếng vải này bằng việc dán một miếng bùa bát quái hoặc cũng có thể thay 1 quyển lịch Tàu.

Sau đó chủ nhà sẽ sửa soạn lễ đầy đủ và mời thầy pháp tới cúng và báo cáo với gia tiên. Cuối nghi lễ sẽ có màn đốt pháo, biểu sự cho sự mới mẻ, tươi trẻ và xua đuổi tà ma.

Buổi lễ này thường gia chủ sẽ mời bà con đến tham gia và chung vui cùng gia đình.

4. Ngắm nhìn một số hình ảnh cất nóc nhà gỗ lim 5 gian

Hình ảnh cất nóc của nhà gỗ 5 gian
Hình ảnh cất nóc của nhà gỗ 5 gian
Hình ảnh thượng lương được đặt lên nóc nhà
Hình ảnh thượng lương được đặt lên nóc nhà
Hình ảnh cất nóc sau khi hoàn thành
Hình ảnh cất nóc sau khi hoàn thành

5. Giới thiệu đơn vị chuyên thi công nhà gỗ 5 gian

Đến nay Nhà gỗ phúc lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường, đình chùa theo lối cổ truyền, bắc bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Yên

Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ  tư vấn nhiệt  tình, sẵn sàng mời các bạn thăm quan xưởng và nhà mẫu.

Nhằm gìn giữ kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình, Thạc sĩ Kiến Trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà Gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy và tạo ra những sản phẩm  nhà gỗ cổ truyền dân gian.

Xưởng Nhà Gỗ Phúc Lộc nằm cách trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Dưới chân núi chùa Tây Phương – Thạch Thất Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc truyền thống lâu đời.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Xem thêm các video về nhà gỗ bắc bộ

>Xem thêm quá trình hoàn thiện nhà gỗ lim  5 gian ở Phù Đổng (Phần 6)

 

One thought on “Nghi lễ cất nóc quan trọng của nhà gỗ lim 5 gian ở Phù Đổng (Phần 5)

  1. Pingback: Công đoạn lắp dựng thực tế nhà gỗ lim 5 gian ở Phù Đổng (Phần 4)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay