Tìm hiểu về nghi lễ cất nóc ở nhà gỗ 3 gian 2 dĩ cổ truyền

Nghi lễ cất nóc ở nhà gỗ 3 gian 2 dĩ cổ truyền là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong việc làm nhà gỗ. Nó đánh dấu một bước biến chuyển mới trong việc thi công và cầu mong cho căn nhà luôn an lành gặp nhiều may mắn. Vậy nghi lễ này tiến hành như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay. 

Lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền 3 gian có 2 dĩ

Quá trình diễn ra buổi lễ cất nóc nhà gỗ  

Sau khi bộ khung nhà đã dựng tương đối hoàn thiện, gia chủ sẽ chọn ngày đẹp để tổ chức nghi lễ cất nóc nhà gỗ. Nghi lễ này sẽ được diễn ra như sau: 

Các bước chuẩn bị nghi lễ cất nóc nhà gỗ

Không gian tổ chức lễ cất nóc
Không gian tổ chức lễ cất nóc
  • Khu vực tổ chức buổi lễ cất nóc nhà gỗ sẽ được dọn dẹp sạch sẽ và bày biện mâm cúng trước khi lễ cất nóc diễn ra. Mâm cúng đặt nghiêm trang và cân đối tại gian chính giữa trong căn nhà gỗ 3 gian 2 dĩ. 
  • Mâm cúng lễ cất nóc từng nhà sẽ khác nhau, chủ yếu là bày biện: xôi gà, rượu, hoa quả, giầy tiền vàng, chè thuốc, nước… và đặc biệt sẽ có một thanh nóc bọc vải đỏ. Ngoài ra còn có pháo bông để bắn ăn mừng sau khi kết thúc nghi lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 2 dĩ.
Mâm cúng lễ cất nóc
Mâm cúng lễ cất nóc
  • Thanh nóc bọc vải đỏ bên trong có dải tờ tiền để khi lễ cất nóc người thờ tiến hành nghi lễ tán lộc. Nghi lễ tán lộc nhằm mong muốn những người tham gia buổi lễ cũng được may mắn, tài lộc. 
  • Mọi người sẽ đứng nghiêm trang quanh khu vực tổ chức lễ cất nóc để chuẩn bị cho nghi lễ được diễn ra. 

Các bước tiến hành nghi lễ

  • Giờ lành tháng tốt đã đến, người chủ trì buổi lễ (có thể là thầy cúng hoặc người chủ trong gia đình) sẽ tiến hành thắp hương và đọc văn khấn. 
Đọc văn khấn trong lễ cất nóc
Đọc văn khấn trong lễ cất nóc
  • Khi văn khấn kết thúc, thanh nóc sẽ được móc vào dây và kéo để đặt đúng vào vị trí của nó trong căn nhà gỗ. 
  • Trong quá trình đưa thanh nóc lên, người ở phía dưới sẽ tiến hành bắn pháo bông để chúc mừng cho buổi lễ diễn ra thuận lợi. 
Thanh nóc được đưa lên vị trí nóc nhà
Thanh nóc được đưa lên vị trí nóc nhà
  • Khi thanh nóc được đưa lên nóc nhà gỗ người thợ gỡ tấm vải đỏ bao quanh thanh nóc và các đồng tiền trong đó rơi xuống để làm nghi thức tán lộc cho người phía dưới nhặt. 
  • Khi thanh nóc đã được đặt cố định tại vị trí của nó, những người thợ sẽ tiến hành tiếp các công đoạn của việc thi công nhà gỗ. 

Ý nghĩ buổi lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 2 dĩ 

Mỗi nghi lễ diễn ra trong quá trình làm nhà gỗ đều hàm chứa trong đó những ý nghĩa riêng, dưới đây là ý nghĩa của buổi lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 2 dĩ: 

  • Nghi lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 2 dĩ được tổ chức với ý nghĩa báo cáo với thần linh, thổ địa việc thi công nhà gỗ đã bước sang giai đoạn mới. Cầu thần linh, thổ địa chứng cho và ban phúc lộc đến cho gia đình. 
  • Nghi lễ cất nóc nhà gỗ còn thể hiện mong ước của gia chủ khi sống trong một ngôi nhà mới được “an cư lạc nghiệp” yên ổn để phát triển sự nghiệp. 
  • Ngoài ra nghi lễ này còn cầu mong cho căn nhà được diễn ra một cách suôn sẻ cho đến khi thi công xong. 
  • Song song với đó, việc tổ chức nghi lễ cất nóc nhà gỗ có còn ý nghĩa cầu mong cho mọi người cũng được hạnh phúc, may mắn như gia đình. Điều này thể hiện qua nghi thức tán lộc. 

Trên đây là quy trình tổ chức lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 2 dĩ cũng như ý nghĩa của buổi lễ này. Gia chủ nên biết để tổ chức buổi lễ quan trọng này cho gia đình được đúng và chỉn chu nhất.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay