Tìm hiểu về lễ phạt mộc – Nghi lễ đầu tiên trong quá trình thi công nhà gỗ

 Lễ phạt mộc được coi là dấu mốc đầu tiên trong quá trình thi công nhà gỗ cổ truyền. Không những vậy, buổi lễ còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa quan trọng khác, mà quý vị sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Lễ phạt mộc nhà gỗ 3 gian nhà ngang sân vườn

Tìm hiểu về nghi lễ phạt mộc trong thi công nhà gỗ cổ truyền 

Trong quá trình thi công nhà gỗ cổ truyền 3 gian, 5 gian, nghi lễ đầu tiên và cũng là nghi lễ đánh dấu quá trình thi công nhà gỗ là lễ phạt mộc. Bởi sau khi lễ phạt mộc diễn ra, những người thợ làm nhà gỗ sẽ tiến hành ngay việc gia công cấu kiện của ngôi nhà cổ truyền. 

thi công nhà gỗ
Buổi lễ phạt mộc tổ chức tại xưởng nhà gỗ

Buổi lễ phạt mộc sẽ diễn ra vào ngày giờ đẹp. Buổi lễ sẽ gồm có 3 người chủ chốt là: bác thợ cả, gia chủ và chủ xưởng gỗ. Đây chính là 3 người quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm nhà gỗ cổ truyền. Và người chủ trì buổi lễ phạt mộc chính là bác thợ cả. Ngoài ra còn có sự tham gia của đội ngũ thi công, các thành viên trong gia đình.

thi công nhà gỗ
Buổi lễ có sự góp mặt của những thành phần chủ chốt trong nhà gỗ

Quá trình diễn ra lễ phạt mộc theo thứ tự như sau: Đầu tiên là bác thợ cả sẽ đọc văn khấn lễ phạt mộc. Sau khi kết thúc văn khấn, bác thợ cả sẽ tiến hành bật mực lên sao. Đây là nghi thức viết các thông tin của căn nhà gỗ lên sao tre. Tiếp đó là nghi thức phạt mộc, bác thợ cả và gia chủ sẽ lần lượt dùng rìu “phạt mộc” thân cây gỗ làm cấu kiện thanh nóc. Hoàn tất các việc trên, là kết thúc buổi lễ phạt mộc. 

thi công nhà gỗ
Bác thợ đọc văn khấn bắt đầu buổi lễ
thi công nhà gỗ
Nghi lễ bật mực lên sào
thi công nhà gỗ
Nghi lễ phạt mộc

Ý nghĩa của nghi lễ phạt mộc đối với quá trình thi công nhà gỗ 

Lễ phạt mộc với quá trình thi công nhà gỗ cổ truyền, có rất nhiều ý nghĩa quan trọng như: 

  • Báo cáo với tổ tiên, ông tổ nghề mộc về ngày giờ thi công nhà gỗ 

Trong văn hóa của người Việt, trước khi làm bất cứ công việc quan trọng nào đó, sẽ báo cáo với tổ tiên. Ví như việc cưới hỏi, thi cử, đi làm ăn xa… Và vì thế, trước khi thi công nhà gỗ cổ truyền, mọi người cũng tổ chức lễ phạt mộc để báo cáo với tổ tiên, ông tổ nghề mộc về ngày giờ thi công nhà gỗ. 

thi công nhà gỗ
Lễ phạt mộc là nghi lễ báo cáo tổ tiên, ông tổ nghề mộc về quá trình làm nhà gỗ
  • Cầu mong cho quá trình thi công nhà gỗ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi 

Khi báo cáo với tổ tiên, ông tổ nghề mộc, mọi người cầu mong cho quá trình làm nhà gỗ diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi. Cầu cho đội thợ làm việc an toàn, hoàn thành tốt công việc của mình. Cầu cho gia đình khi sống trong căn nhà gỗ 3 gian, 5 gian mới sẽ gặp nhiều tài lộc, may mắn. 

  • Là 1 cột mốc đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình làm nhà gỗ cổ truyền

Trước khi làm nhà gỗ cổ truyền, không thể thiếu việc tổ chức lễ phạt mộc. Chính vì vậy, đây được coi là bước đầu tiên, hay cột mốc đánh dấu cho quá trình làm nhà gỗ. Sau khi lễ phạt mộc kết thúc, người thợ trong xưởng sẽ tiến hành thi công cấu kiện. 

Trên đây là tóm lược những thông tin quan trọng về buổi lễ phạt mộc, buổi lễ được coi là dấu mốc đầu tiên trong quá trình thi công nhà gỗ cổ truyền. Quý vị hãy theo dõi chúng tôi với các bài viết sau, để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích, lý thú về căn nhà gỗ.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay