Tìm hiểu sập gụ tủ chè có từ khi nào?

Sập gụ tủ chè là đồ nội thất quen thuộc trong nhà gỗ cổ truyền được dùng để tiếp khách và trang trí cho ngôi nhà. Tìm hiểu lịch sử ra đời sập gụ cũng là cách để hiểu rõ hơn về món đồ nội thất này, cũng như ý nghĩa tâm linh. Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau.  

Video hoàn thiện nhà gỗ 3 gian sân vườn ao cá

Lịch sử ra đời của sập gụ tủ chè

Lịch sử ra đời của bộ sập gụ
Lịch sử ra đời của bộ sập gụ

Sập gụ tủ chè là đồ nội thất được trang trí trong không gian chính của gia đình Việt xưa. Được sử dụng để thờ cúng, hội họp gia đình hay tiếp khách, cũng như thể hiện địa vị xã hội của gia đình với chất liệu cùng độ tinh xảo. Hiện nay trong không gian đền chùa, các công trình tôn giáo hay các gia đình sử dụng bộ sập gụ với ý nghĩa yêu nét đẹp và kế thừa truyền thống.

Theo các nghiên cứu cho rằng sập ra đời trước tủ chè, từ thời đế quốc trong những năm 250-233 trước Công Nguyên. Chiếc sập đầu tiên trong lịch sử được Hoàng đế Ashoka đặt ở dưới gốc cây Bồ Đề và được đặt tên là Kim Cương tọa. 

Cũng có một số ý kiến cho rằng sập gụ được thịnh hành dưới thời nhà Hán và được dùng để ngồi quỳ. Khi được du nhập sang Việt Nam bộ sập gụ được phát triển thành hình vuông để đủ cho nhiều người ngồi và được đặt trước bàn thờ tại gian chính. 

Chiếc sập thờ có niên đại sớm nhất hiện nay ở Việt Nam được tìm thấy tại đình Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) vào giữa thế kỷ 17. Bộ sập gụ tủ chè này có độ cao khoảng 40cm, bố cục đơn giản với mặt lát ván sơn then và xung quanh là ván bưng kín, cùng các chi tiết trang trí cánh sen, rồng, phượng…  

Sập gụ và tủ chè có từ lâu đời
Sập gụ và tủ chè có từ lâu đời

Xem thêm: Ngai thờ là gì? Cách bài trí ngai thờ nhà gỗ hợp phong thủy

Tìm hiểu về bộ sậpsâp gụ tủ chè

Sập gụ tủ chè còn được gọi là sập chân quỳ dạ cá hay sập chân quỳ được làm từ gỗ gụ. Phần chân quỳ được thiết kế vững chắc và cách điều hình tứ quý, tứ linh với hình tượng cá chép hoá rồng với ý nghĩa may mắn. Thời xưa các cụ thường đặt thêm chiếc Văn kỷ để đánh cờ, đàm đạo, uống nước…  

Tủ chè là tủ được dùng để trưng bày những đồ vật như: bình trà, bình rượu quý hay đồ quan trọng để tránh bụi bẩn. Trên tủ chè là bàn thờ gia tiên để thờ cúng ông bà và những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ. Tủ chè được làm từ gỗ hương, gỗ gụ, gỗ gõ, gỗ lim…  

Bề mặt của bộ sập gụ tủ chè được trang trí các họa tiết chạm khắc tinh xảo như tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng). Chất liệu được sử dụng để hoàn thiện bộ sập gụ rất đa dạng, có thể là khảm xà cừ, sơn son thếp vàng… Sập gụ có nhiều loại như: sập tam diện, tứ diện, sập 3 thành… với kích thước sập trung là 1,6×2(m) và sập đại là 1,8×2,2(m)…

Cấu kiện của bộ sập gụ gồm có: mặt sập và quây sập được liên kết với nhau bởi mộng. 

  • Phần mặt sập có cấu tạo bởi ván gỗ và bao quanh là bộ khuôn tranh, cùng các loại mặt 1 lá, 2 lá hoặc 3 lá. 
  • Quây sập gồm các chi tiết như: quả găng, chân sập, dạ sập, cổ sập. 
  • Con kê chân sập có hình rùa với kích thước 13x13x6(cm), hoặc 12x12x8cm.
Bộ sập gụ và tủ chè đẹp
Bộ sập gụ và tủ chè đẹp

Ý nghĩa tâm linh của sập gụ tủ chè

Sập gụ tủ chè được sử dụng để trang trí phòng khách, đặc biệt là trong nhà gỗ kẻ truyền ở Bắc Bộ. Xin mời quý gia chủ cùng tìm hiểu ý nghĩa của bộ sập gụ:

  • Sập gụ được làm từ gỗ quý với màu sắc đẹp và độ bền cao, càng sử dụng càng bóng. Đặc biệt là những đường nét tinh xảo như rồng bay phượng mùa, khảm ốc, khảm trai… Sập gụ được kê cùng tủ chè sát với tường và ở giữa là bộ tràng kỷ giúp cho không gian nội thất trở lên sang trọng cũng như thu hút người đối diện.     
  • Tủ chè thường được kết hợp với sập gụ và trang trí trong phòng khách của mỗi gia đình. Từ lâu đã trở thành nét đẹp về truyền thống trong văn hoá của người Việt.   
  • Nhiều gia đình sử dụng bộ sập gụ làm vật phẩm phong thuỷ. Thông thường sập gụ tủ chè được kết hợp với nhau và trên nóc tủ chè để thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu.      

Những mẫu sập gụ tủ chè đẹp

Dưới đây là những mẫu sập gụ tủ chè đẹp quý vị có thể tham khảo:  

Bộ sập gụ để thờ cúng và tiếp khách
Bộ sập gụ để thờ cúng và tiếp khách
Mẫu sập gụ đẹp được trang trí ở nhà thờ
Mẫu sập gụ đẹp được trang trí ở nhà thờ
Bộ sập gụ và tủ chè làm từ gỗ gụ
Bộ sập gụ và tủ chè làm từ gỗ gụ
Mẫu sập gụ và tủ chè đẹp cho nhà gỗ
Mẫu sập gụ và tủ chè đẹp cho nhà gỗ
Tủ chè được sử dụng để thờ cúng
Tủ chè được sử dụng để thờ cúng
Mẫu sập gụ kết hợp tủ chè gỗ lim
Mẫu sập gụ kết hợp tủ chè gỗ lim

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp quý vị nắm rõ được thời gian ra đời của của sập gụ tủ chè, ý nghĩa và lựa chọn được mẫu sập gụ đẹp. Nếu quý gia chủ có nhu cầu làm nhà gỗ cổ truyền nhưng vẫn chưa lựa chọn được đơn vị thiết kế thi công uy tín, vui lòng liên hệ Nhà Gỗ Phúc Lộc qua hotline 0973 812 666 để được tư vấn cụ thể. 

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay