Nghệ thuật chạm khắc thủ công – thổi hồn vào từng nếp nhà gỗ truyền thống

Trải qua chiều dài của lịch sử, nghệ thuật chạm khắc gỗ trên những công trình nhà gỗ truyền thống đến nay vẫn là một tượng đài vĩ đại của lịch sử. Nó thể hiện những tinh hoa, khéo léo và sáng tạo của nghệ nhân điêu khắc gỗ. Để hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây.

Video về thợ đục chạm nhà gỗ Phúc Lộc

Lịch sử điêu khắc trên gỗ

Trong di sản nghệ thuật điều khác có một lịch sử phát triển đa dạng và rực rỡ. Xuất hiện thì thời văn hóa Đông Sơn cách đây trên 2500 năm. Nhưng lúc đó những hoạt động hoa văn vẫn chưa thực sự rõ rang. Trải qua rất nhiều triều đại chạm khắc có sự thay đổi rõ rệt về phong cách, hình tượng, các mẫu hoa văn.

Nghệ thuật chạm khắc phát triển mạnh vào thời lý, thì đạt đến đỉnh cao của sự tinh xảo. Điều này được thể hiện trên các cung điện, đình chùa trên khắp cả nước.

Việt Nam là một nước nhiệt đới với nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, phù hợp với kỹ nghệ chế tác. Chính vì thế đã được các nghệ nhân dân gian lựa chọn làm vật liệu chủ đạo. Biến những khối gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật có chiều sâu. Từ đó hình thành nên một bộ môn chạm khắc gỗ mang tính nghệ thuật cao.

Các cấu kiện được cham khắc trong công trình nhà gỗ truyền thống

Hiện nay, đối với những mẫu nhà gỗ truyền thống. Nghệ thuật chạm khắc thủ công là một phần không thể thiếu. Chạm khắc được thực hiện trên các cấu kiện của khung nhà gỗ như: câu đầu, xà nách, kẻ hiên, bẩy, con rường, vì, nóc, kèo, xà…Đặc biệt là những khoảng không gian trống trên các cánh cửa, các mảng vì kèo. Đều được các nghệ nhân tận dụng để bố trí những đề tài chạm khắc.

Trong đó, xà, kèo chạm khắc hoa lá hoặc các tích về tứ linh. Các đầu bẩy chạm chữ thọ, kẻ hiên chạm lá đề. Bên cạnh các cấu kiện của nhà gỗ thì phần nội thất như: án gian, trường kỷ, hoành phi, câu đối cũng được đục chạm nhiều hoa văn. Điều này đã góp phần làm tăng tính tôn nghiêm và linh thiêng cho các công trình nhà gỗ truyền thống.

Những họa tiết được chạm khắc trên cấu kiện nhà gỗ truyền thống

Trong cách đình chùa còn xót lại sau hàng nghìn năm. Vẫn in sâu những đường nét chạm khắc đi kèm lớp rêu phong cổ kính. Những mẫu họa tiết chủ đạo được chạm khắc trên nếp nhà gỗ truyền thống được phân chia thành những loại sau đây.

  • Chạm khắc hoa văn

Là những hình khối ở nhiều dạng khác nhau như: vuông, tròn, xoắn, lật, uốn lượn…Để chạm khắc được những hoa văn này đòi hỏi người thợ phải có những tính toán tổng hợp, khéo léo trong từng góc nhìn. Sản phẩm khi ra đời phải có hồn, không bị đứt gãy, lồi lõm các đường nét.

Chạm khắc hoa văn được sử dụng nhiều trên các sản phẩm đồ thờ cúng như: ban thờ, cuốn thư, cửa võng…Bên cạnh đó các mẫu hoa văn này còn được thể hiện trên các cấu kiện như xà, con rường, khung lá hạ diệp…

  • Chạm khắc con giống

Nghệ thuật chạm khắc con giống được trang trí trên các nếp nhà gỗ truyền thống. Các mảng chạm khắc con giống mang mô típ “Tứ linh”. Đây là đề tài được các nghệ nhân lấy ra làm nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận.

Các con giống được chạm khắc nhiều nhất trên nếp nhà gỗ cổ truyền bao gồm. Rồng gắn liền với vương quyền và biểu thị cho sức mạnh. Kỳ lân biểu tượng cho sự trung thành, lòng nhân từ, thông thái và tài lộc. Chim phượng từ lâu được tôn vinh là vua chúa của các loài chim, biểu tượng cho âm dương hòa hợp. Rùa thường biểu tượng cho sự trường tồn, sức chịu đựng bền bỉ.

Bên cạnh đó thì những con giống khác quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày cũng được chạm khắc và trang trí trên các cấu kiện như: voi, chim, thú, ngựa, hạc…Sở dĩ trên các nếp nhà gỗ truyền thống lựa chọn các con giống là vì nó mang ý nghĩa văn hóa, phong thủy và phù hợp với tâm linh người Việt.

  • Chạm khắc phong cảnh

Trong những công trình tâm linh dù lớn hay nhỏ từ đình chùa, nhà thờ họ, từ đường, hay nhà ở truyền thống đều xuất hiện những đường nét chạm khắc phong cảnh. Những cảnh đẹp được khắc trên nếp nhà gỗ thường là hoa lá, cây cối, chim muông, non nước…

Phổ biến nhất trong chạm khắc phong cảnh là bộ tranh tứ quý tùng cúc trúc mai. Ngoài ra, còn có đào lê thủ lựu, hoa sen…Các bức tranh này đều được đục chạm bởi những nghệ nhân có tay nghề, hiểu biết về phong thủy. Nhằm phối hợp với những hoa văn khác một cách hài hòa và cân đối nhất.

Một số những hình ảnh chạm khắc của nghệ nhân

Hình ảnh người thợ vẽ phác thảo hoa văn
Hình ảnh người thợ vẽ phác thảo hoa văn
Người thợ bắt đầu đục chạm thô các cấu kiện
Người thợ bắt đầu đục chạm thô các cấu kiện
Các hoa văn sau khi đã được chạm khắc xong
Các hoa văn sau khi đã được chạm khắc xong

Liên hệ đơn vị chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

Là đơn vị chuyên thi công các công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, nhà gỗ sân vườn, đình chùa, từ đường…Các dự án của nhà gỗ Phúc Lộc phủ sóng trên nhiều tỉnh thành cả nước như: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng…

Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc đặt tại Thạch Thất, Hà Nội. Với quy mô sản xuất lớn, được trang bị tốt nhất về máy móc hiện đại. Công thêm những người thợ Chàng Sơn lành nghề. Các sản phẩm nhà gỗ được ra đời với sự hài lòng cao nhất từ phía gia chủ.

Khi đến với chúng tôi quý vị và các bạn sẽ nhận được tư vấn kỹ nhất mọi vấn đề trong làm nhà gỗ từ: bản vẽ thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, thi công lắp đặt, các khoản chi phí…Đồng thời quý khách hàng còn được trực tiếp thăm quan xưởng và ngôi nhà mẫu mà đơn vị chúng tôi đã xây dựng. Để từ đó có được quyết định nhanh chóng và chính xác trong việc xây dựng một căn nhà gỗ cổ truyền.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Xem thêm những video hay về nhà gỗ Phúc Lộc – Chàng Sơn

>Xem thêm các công trình nhà gỗ cổ truyền đẹp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay