Nghi lễ phạt mộc là một nghi thức không thể thiếu trong việc xây dựng một căn nhà gỗ cổ truyền. Nghi lễ này nhằm mục đích báo cáo với tổ tiên, các vị thần linh, thổ địa trước khi làm nhà. Cầu mong mọi sự được tiến hành thuận lợi và “thuận buồm xuôi gió”.
1. Giới thiệu về lễ phạt mộc của nhà gỗ cổ truyền
Nghi lễ phạt mộc có từ rất lâu đời, phạt mộc thường diễn ra đầu tiên, trước khi thực hiện xây dựng một căn nhà gỗ. Nghi lễ này được thực hiện tại xưởng thi công ngôi nhà. Đây là nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Với ước muốn cầu mong sự may mắn, thuận lợi và suôn sẻ suốt trong quá trình làm nhà.
2. Quá trình thực hiện lễ phạt mộc
Để có thể thực hiện chu đáo được lễ phạt mộc, chúng ta cần hết sức chú ý những đặc điểm sau:
- Về ngày phạt mộc sẽ được gia chủ chọn ngày lành, tháng tốt, phù hợp với vận mệnh và phong thủy để thực hiện nghi lễ.
- Đồ lễ phạt mộc sẽ bao gồm: Xôi gà, mâm ngũ quả, gạo nước, rượu, muối, nến và 9 bông hồng đỏ.
- Bác thợ cả sẽ là người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng phạt mộc. Trực tiếp báo cáo với ông tổ về quá trình làm nhà gỗ cổ truyền chuẩn bị diễn ra. Sau khi cúng song, bác thợ cả sẽ thực hiện công đoạn tiếp theo là bật mực trên sào.
- Sào là một vật quan trọng gắn liền với căn nhà gỗ cổ truyền. Cây sào có thể nói là một bản thiết kế thu nhỏ, thể hiện những thông tin đầy đủ về kích thước và thông tin của ngôi nhà. Cây sào này được làm bằng tre, đã được ngâm và tẩm rất kỹ tránh nhiều mối mọt và để quá trình lưu trữ được bền lâu. Sào được chọn đốt để sao khi đọc lần lượt thịnh – suy – bĩ – thái, thì đốt cuối cùng sẽ rơi vào thịnh. Điều này người xưa quan niệm điểm cuối là thịnh thì ngôi nhà sẽ làm ăn phát lộc và vượng khí lưu thông tốt. Bởi nó rơi vào cung số đẹp.
- Ở cây Sào này gia chủ sẽ được ký và viết tên lên, nhằm mục đích để cho đời sau biết chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà. Sào được đặt trên thượng lương trong lễ cất nóc, nếu trong quá trình sử dụng nhà gỗ có bất cứ hỏng hóc gì, thì người thợ sẽ đem sào xuống để thông qua sào có thể sửa chữa lại ngôi nhà gỗ được tốt nhất.
- Công đoạn cuối cùng của lễ phạt mộc là bác thợ cả sẽ lấy rìu đẽo vào cột nóc hoặc cột cái, thực hiện những thao tác đầu tiên để chuẩn bị bước vào thi công ngôi nhà gỗ.
3. Một số hình ảnh về quá trình phạt mộc của nhà gỗ lim 5 gian ở Phù Đổng
4. Giới thiệu về địa chỉ chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
Nhằm gìn giữ kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình, Thạc sĩ Kiến Trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà Gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy và tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
Xưởng Nhà Gỗ Phúc Lộc nằm cách trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Dưới chân núi chùa Tây Phương – Thạch Thất Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc truyền thống lâu đời.
Nhà gỗ phúc lộc có 4 xưởng trong đó có 1 xưởng nguyên vật liệu chuyên lọc gỗ và pha chế gỗ chuyển đi 3 xưởng thi công.
Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có hơn 50 năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền bắc bộ. Thợ Chàng Sơn được biết đến với các công trình tiêu biểu mang cấp quốc gia như Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Tây Phương…
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
Xem thêm những video về đẹp về nhà gỗ
Xem thêm về công đoạn thợ thi công nhà gỗ tại xưởng (Phần 3)
Pingback: Nhà gỗ lim 5 gian 2 buồng gói ở Phù Đổng được hoàn thiện (Phần 6)
Pingback: Công đoạn xẻ gỗ của nhà gỗ lim 5 gian cổ truyền ở Phù Đổng (Phần 1)
Pingback: Quan sát quá trình thợ thi công tại xưởng khi nhà gỗ lim 5 gian (Phần 3)