Tìm hiểu về công trình nhà gỗ kẻ truyền ở miền Bắc

Nhà gỗ kẻ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ là một trong những loại hình nhà ở tiêu biểu của kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặc dù căn nhà có niên đại hình thành và phát triển cách chúng ta nhiều năm về trước những sức hấp dẫn của nó vẫn không bao giờ phai nhạt. Điển hình là việc ta vẫn thấy có nhiều nhà kiểu này được làm trong thời gian hiện nay. Sức hút của kiến trúc này sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. 

Nhà gỗ 3 gian

Vì sao lại gọi là nhà gỗ kẻ truyền?

Căn nhà gỗ kẻ truyền là một trong những kiểu nhà truyền thống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình nhà ở này đã xuất hiện cách đây một khoảng thời gian rất dài. Và trở thành đặc trưng nổi bật của khu vực cũng như đặc trưng của kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam. 

Các kẻ truyền nhau trong vì tứ nhà gỗ
Các kẻ truyền nhau trong vì tứ nhà gỗ

Tên gọi nhà gỗ kẻ truyền xuất phát từ kỹ thuật lắp dựng. Cụ thể, ở trong bộ vì tứ của nhà gỗ, các bác thợ lắp dựng theo phương pháp truyền kẻ. Từ kẻ chim truyền xuống kẻ ngồi, từ kẻ ngồi truyền xuống kẻ hiên. Độ cong của những loại kẻ này đều được làm rất chuẩn mực tạo sự thanh thoát, mềm mại cho căn nhà. 

Tổng quan về kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền miền Bắc

  • Những căn nhà gỗ kẻ truyền đều được làm theo thế hình chữ Nhất có một hướng nhìn. Hướng sẽ được lựa chọn kỹ càng phù hợp với cung mệnh của gia chủ. 
  • Các gian sẽ chia theo chiều dọc của nhà. Số gian luôn là số lẻ như: nhà gỗ kẻ truyền 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà kẻ truyền 7 gian,… 
Nhà kẻ truyền 3 gian
Nhà kẻ truyền 3 gian
Nhà kẻ truyền 5 gian 2 chái
Nhà kẻ truyền 5 gian 2 chái
  • Mái nhà kẻ truyền luôn được làm rất dốc. Điều này do ảnh hưởng bởi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. 
  • Tường nhà làm với 3 mặt. Kỹ thuật xây tường rất riêng biệt: các viên gạch nung xếp chồng lên nhau miết mạch gọn gàng, không trát vữa. 
  • Hiên nhà chính là bước đệm để người bên trong bước vào nhà. Hiên làm rất rộng rãi phục vụ cho các sinh hoạt như: ăn uống, tiếp khách, trò chuyện, cất trữ lương thực ngày mùa (lúa, ngô, khoai,…)
  • Hệ thống hoa văn trang trí trong nếp nhà gỗ kẻ truyền vô cùng đa dạng, phong phú. Ta có thể bắt gặp hoa văn chạm trổ tại khu vực hiên (trên kẻ hiên, chồng rường, cửa bức bàn, ô tam sơn,…). Hoặc trong nhà (trên câu đầu, bụng lợn, kẻ ngồi, bức nách, vì thuận,…)

>Xem thêm: Điểm danh các phần tiểu cảnh nhà cổ đẹp và gần gũi thiên nhiên

Phân chia không gian trong những căn nhà gỗ kẻ truyền 

Nội thất căn nhà kẻ truyền
Nội thất căn nhà kẻ truyền

Điểm độc đáo của những căn nhà gỗ cổ truyền đó chính là không gian sống vừa có sự tập trung vừa có sự riêng biệt. 

  • Bất di bất dịch trong căn nhà gỗ gian chính giữa sẽ dùng để thờ tự gia tiên. Khu vực thờ tự làm rất sang trọng và đây cũng chính là tâm điểm trong căn nhà gỗ cổ truyền. 
Chính giữa nhà là gian thờ
Chính giữa nhà là gian thờ
  • Hai bên gian thờ sẽ là hai gian dành cho việc tiếp khách, trò chuyện và nghỉ ngơi của gia đình. Những đồ thất rất đặc trưng của kiểu không gian này chính là bộ trường kỷ, sập gỗ, tủ chè,…
Gian tiếp khách
Gian tiếp khách
  • Đối với căn nhà 5 gian, 2 gian chái ngoài cùng sẽ dùng để gia đình ngủ hoặc làm nơi cất trữ lương thực, đồ đạc. Hai gian này sẽ được ngăn cách với 3 gian giữa bằng vách gỗ có ốp đố vỏ măng hoặc đục điển tích. 
Phòng ngủ trong nhà gỗ
Phòng ngủ trong nhà gỗ
  • Theo đúng kiến trúc cổ những khu vực như nhà vệ sinh, phòng bếp sẽ không được làm trong căn nhà gỗ. Mà sẽ được bố trí ở  một căn nhà ngang đặt nằm vuông góc với nhà chính. 

Trên đây là những đặc trưng rất riêng về công trình nhà gỗ kẻ truyền ở khu vực miền Bắc. Có thể nói căn nhà không chỉ là một không gian sinh sống mà nó đã trở thành biểu tượng cho tinh hoa văn hóa không dễ gì mai một của người Việt.

Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

  • Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  • Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
  • Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
  • Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
  • Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
  • Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
  • Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
  • Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay