Trong ngôi nhà gỗ 5 gian cổ truyền có rất nhiều cấu kiện có tên gọi rất thú vị và độc đáo. Ví dụ như khung lá hạ diệp, then co, đầu dư…. Bên cạnh tên gọi lạ tai, hình dáng của chúng cũng rất đẹp mắt và đều là một phần không thể thiếu của căn nhà truyền thống. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết dưới đây.
Nhà gỗ lim 5 gian 2 buồng gói có hậu cung tại Gia Lâm – Hà Nội
Đôi nét về căn nhà gỗ 5 gian cổ truyền
Nhà gỗ 5 gian cổ truyền là kiểu nhà cổ của người Việt Nam. Căn nhà được làm theo hình chữ Nhất, đặc trưng là hàng mái ngói đỏ, bờ tường gạch xây không trát tạo nên nét gần gũi, dung dị.
Gọi là nhà 5 gian vì nhà chia thành 5 gian khác nhau, mỗi gian có một công năng riêng. Trong đó 3 gian giữa là không gian sinh hoạt chung của gia đình là tiếp khách đến chơi, thờ tự. Còn hai gian chái ngoài cùng 2 bên là buồng ngủ.
Hiện nay, những ngôi nhà gỗ 5 gian cổ truyền phổ biến được thi công là: quần thể nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 5 gian trên tầng 2, nhà gỗ 5 gian kết hợp hiện đại, nhà gỗ 5 gian sân vườn…
Những cấu kiện có tên gọi độc đáo trong căn nhà gỗ 5 gian cổ truyền
Trong ngôi nhà gỗ cổ truyền có rất nhiều tên gọi độc đáo, chúng ta sẽ cùng điểm qua những cái tên nổi bật nhất ngay phía dưới.
1. Cấu kiện câu bát trong căn nhà gỗ cổ truyền
- Câu bát là cấu kiện có vị trí ở vì thuận của ngôi nhà gỗ 5 gian sân vườn cổ truyền. Câu bát liên kết các đầu đỉnh của cột cái với nhau.
- Chức năng của câu bát là nâng đỡ và hỗ trợ một phần lục cho con rường phía bên trên.
- Hình dáng của câu bát tựa như chiếc bát úp. Với hình dáng hơi con cong mềm mại. Trên câu bát có đục chạm hoa văn lá lật uyển chuyển ôm lấy câu bát tạo vẻ đẹp thanh thoát và sinh động cho khu vực vì thuận.
2. Cấu kiện con lạ trong căn nhà gỗ 5 gian cổ truyền
- Con lạ là cấu kiện được đặt trên vì đốc của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Trên con lạ là dép nóc, dưới con lạ là con rường, lá bát (hay còn gọi là lá cổ hoặc lá long cổ) và câu bát.
- Chức năng của con lạ mang đến sự độc đáo và sinh động cho phần mái của ngôi nhà gỗ cổ truyền.
- Con lạ có hình dáng khá đặc biệt. Được đục với hình đầu nghê ngậm chữ Phúc và hai chân choãi ra hai bên với tư thế rất oai phong.
3. Cấu kiện đấu bát trong căn nhà gỗ cổ truyền
- Đấu bát là cấu kiện được đặt trực tiếp bên dưới các con rường trong bộ vì kèo nhà gỗ.
- Chức năng của đấu bát là bệ đỡ cho các con rường phía trên. Tùy vào từng ngôi nhà khác nhau, đấu bát sẽ có kích thước khác nhau.
- Đấu bát có hình dáng là hai chiếc bát có vẽ những cánh sen mềm mại lên trên. Để gia tăng sự độc đáo cho ngôi nhà gỗ cổ truyền, đấu bát còn được dát vàng.
4. Cấu kiện then co trong ngôi nhà gỗ 5 gian truyền thống
- Then co là cấu kiện nằm ở phần mái hiên của ngôi nhà gỗ cổ truyền.
- Chức năng của then co là giằng các dạ tàu lại với nhau. Bên cạnh đó giúp hỗ trợ một phần lực đỡ mái. Với những ngôi nhà gỗ 5 gian thì sẽ có 10 then co. Còn nhà 3 gian sẽ có 6 then co.
- Then có có hình dáng là một thanh gỗ dài, mỏng. Mặc dù vậy, chúng lại rất quan trọng đối với bộ khung nhà gỗ cổ truyền.
5. Cấu kiện khung lá hạ diệp trong ngôi nhà gỗ
- Khung lá hạ diệp là cấu kiện có vị trí nối từ hai cột con với nhau.
- Chức năng của cấu kiện này là mang đến vẻ đẹp đặc sắc cho ngôi nhà gỗ cổ truyền.
- Khung lá hạ diệp chia thành 3 khoảng lớn và 4 khoảng nhỏ. Trên khung lá hạ diệp đục chạm hoa văn đẹp mắt như: bông hoa, lá lật, cuốn thư….
Trên đây chỉ là số nhỏ những cấu kiện có tên gọi độc đáo của ngôi nhà gỗ 5 gian cổ truyền. Quý vị nào yêu thích mẫu nhà này và có đang tìm kiếm những đơn vị uy tín hợp tác thi công có thể tham khảo đơn vị chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền Phúc Lộc. Đây là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, có rất nhiều công trình đã thi công trong thực tế….
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp